Tổng: 0 đ
Giỏ hàng

18 quy tắc căn bố cục khung hình cho người mới chụp ảnh

Bố cục là yếu tố quan trọng quyết định tính thẩm mỹ và sức hút của một bức ảnh. Bố cục hợp lý sẽ giúp dẫn dắt ánh nhìn của người xem, tạo điểm nhấn cho bức ảnh và truyền tải thông điệp mà nhiếp ảnh gia muốn thể hiện.

1. QUY TẮC MỘT PHẦN BA

Quy tắc một phần ba là quy tắc bố cục cơ bản trong nhiếp ảnh: khung hình được chia bởi 3 đường dọc và 3 đường ngang đều nhau. Điểm cắt của các đường này được gọi là điểm vàng. Việc đặt chủ thể chính vào một trong các điểm vàng sẽ tạo ra được sự tự nhiên, không bị gò bó vào chính giữa bức ảnh.

 

 

2. BỐ CỤC CHỤP ẢNH ĐỐI XỨNG

Bố cục chụp ảnh đối xứng sử dụng sự đối xứng để tạo ra cảm giác cân bằng và hài hòa trong bức ảnh. Bạn có thể tạo bố cục đối xứng bằng cách đặt các yếu tố giống nhau ở hai bên của khung ảnh hoặc bằng cách sử dụng đường phản chiếu.

 

 

3. BỐ CỤC TIỀN CẢNH VÀ CHIỀU SÂU

Việc đặt chủ thể chính ở phía trước, các chủ thể phụ ở phía trước và phía sau giúp ta cảm nhận được chiều sâu của bức ảnh rõ hơn.

 

 

4. BỐ CỤC CHỤP ẢNH ĐƯỜNG DẪN

Bố cục đường dẫn sử dụng các đường nét trong khung ảnh để dẫn dắt ánh nhìn của người xem đến với chủ thể chính. Các đường nét này có thể là đường chân trời, con đường, hàng rào, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác trong khung ảnh có thể tạo ra cảm giác hướng về phía trước.

 

 

5. QUY TẮC TẠO KHUNG

Tạo khung hình trong bức ảnh là một kỹ thuật bố cục hình ảnh tốt. Đồ vật như cửa sổ, mái vòm hay những cành cây nhô ra có thể dùng để làm khung xung quanh đối tượng của mình trong ảnh. Mục đích làm người xem tập trung vào chủ thể trong ảnh. Ngoài ra, khung còn tạo thêm chiều sâu cho bức ảnh.

 

 

6. QUY TẮC ĐƯỜNG CHÉO VÀ TAM GIÁC

Quy tắc đường chéo tam giác nghĩa là bạn sẽ sử dụng các đường chéo giao nhau trong khung hình - có thể là giao nhau giữa các vật thể, đường chân trời hay đường phố nhà cửa… để tạo nên các hình tam giác trong bức ảnh. Bức ảnh lúc này sẽ trở nên kịch tính, năng động hơn.

 

 

7. QUY TẮC HOA VĂN

Bức ảnh sẽ trở nên thú vị và hài hoà hơn nếu có một vài chi tiết trong hình được lặp lại tạo thành những hoa văn. Đó có thể là tường nhà, cây cối, hoa lá, cửa sổ, cột đèn …

 

 

8. QUY TẮC SỐ LẺ

Khi bạn chụp một bức ảnh với số đối tượng là số lẻ như 1, 3 hoặc 5… Người xem sẽ dễ dàng xác định được đâu là chủ thể chính, nổi trội nhất trong bức ảnh hơn. Bên cạnh đó việc số đối tượng là lẻ sẽ giúp việc sắp xếp vị trí cho các chủ thể dễ dàng hơn và trông cũng tự nhiên hơn.

 

 

9. QUY TẮC LẤP ĐẦY KHUNG ẢNH

Bạn có thể áp dụng quy tắc này khi không gian xung quanh quá rối hoặc không có gì nổi bật. Lúc này bạn chỉ cần đưa chủ thể vào trọn vẹn trong khung hình, chỉ để lại một chút nền. Quy tắc này thường được dùng chủ yếu cho chụp chân dung.

 

 

10. QUY TẮC CHỪA LẠI KHÔNG GIAN TRỐNG

Trái ngược với việc lắp đầy khung hình, quy tắc này cần tạo một khoảng không gian trống rộng lớn cho chủ thể chính. Lúc này chủ thể và nền sẽ trở nên tách biệt hơn và gia tăng sự ấn tượng.

 

 

11. QUY TẮC TÁCH BIỆT CHỦ THỂ

Tương tự như quy tắc trước đó, việc cô lập chủ thể chính giúp người xem sẽ có thể tập trung tốt hơn vào bức ảnh và chủ thể chính sẽ được thể hiện nổi bật hơn trong mắt người xem.

 

 

12. QUY TẮC THAY ĐỔI GÓC NHÌN

Cùng một chủ thể hoặc địa điểm được nhiều người chụp, sao bạn không thử chụp chủ thể ấy theo một góc nhìn khác ?

 

 

13. QUY TẮC PHỐI MÀU

Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong bức ảnh, giúp cảm xúc của bức ảnh thêm rõ nét hơn. Tông màu lạnh sẽ mang lại cảm giác lạnh lẽo, ủ rũ trong khi màu ấm mang lại sự ấm áp. Với những phối màu khác nhau sẽ thể hiện những ý nghĩa khác nhau.

 

 

14. QUY TẮC CÂN BẰNG CÁC YẾU TỐ

Quy tắc một phần ba là một quy tắc tốt để chúng ta sử dụng nhưng đôi khi nó sẽ tạo sự trơ trọi trong bức ảnh, do đó việc thêm các chủ thể phụ vào những phần còn trống trong bức ảnh sẽ làm bức ảnh trở nên cân bằng về mặt bố cục hơn.

 

 

15. QUY TẮC TAM GIÁC VÀNG

Bố cục tam giác vàng hoạt động cũng giống như nguyên tắc một phần ba. Thay vì chia khung hình bằng những đường dọc và ngang, chúng ta sẽ chia bằng 2 đường chéo giữa 2 góc đối diện nhau của khung hình và kèm theo 2 đường vuông góc đi từ 2 góc còn lại của khung hình.

 

 

16. BỐ CỤC CHỤP ẢNH ĐƯỜNG HỘI TỤ

Quy tắc bố cục đường hội tụ nghĩa là các đường thẳng trong khung hình sẽ được hội tụ vào một điểm xác định. Đó có thể là hàng rào, đường chân trời, đường phố.

Áp dụng quy tắc này sẽ làm cho tấm ảnh của bạn trở nên thu hút hơn. Bởi người xem sẽ tập trung nhìn vào chủ thể chính thay vì các vật thể phụ chi phối xung quanh.

 

 

17. SỬ DỤNG CÁC ĐƯỜNG CONG

Bằng việc lựa chọn những chủ thể có nét cong uốn lượn sẽ giúp cho bức ảnh trở nên mềm mại, hút mắt người xem hơn.

 

 

18. PHÁ VỠ CÁC QUY TẮC

Nhiếp ảnh là một loại hình nghệ thuật và là phương tiện giao tiếp, vì vậy hãy sáng tạo! Đôi khi những bức ảnh không theo một quy tắc nào cũng vẫn đem lại vẻ đẹp riêng. Miễn là bức ảnh vẫn truyền tải đúng đủ thông điệp của người chụp.

 

 

Không có quy tắc nào là "đúng" hay "sai" trong nhiếp ảnh. Điều quan trọng là bạn cần chọn bố cục phù hợp với ý tưởng và thông điệp mà bạn muốn truyền tải trong bức ảnh. Hãy thử nghiệm với các bố cục khác nhau để tìm ra những bố cục mà bạn yêu thích nhất.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các khóa học nhiếp ảnh của Sông Hồng Imaging để bổ sung thêm kiến thức nhé. 
Thông tin liên hệ ngay:
Công ty TNHH Hình ảnh Sông Hồng
Địa chỉ : Số 75 Chương Dương Độ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Page Fb : fb.com/songhongimaging
Hotline : 0865.697.599

Nguồn ảnh: Internet

>>> Xem thêm: Trang trí tranh phong thủy: Bí quyết thu hút may mắn và tài lộc